Chỉ cần một lượng giấm nhỏ cũng sẽ phát huy tác dụng trung hòa vị mặn của món ăn. Khi nêm giấm bạn hãy nêm từ từ, vừa nêm vừa nếm lại cho đến khi thấy vừa miệng là được, bạn không nên cho giấm quá nhiều, như vậy sẽ làm món ăn của bạn không được ngon.
Cho một lòng trắng trứng vào nồi canh, đun cho canh sôi lại. Trong quá trình nấu, chất albumin của lòng trắng hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt, dễ ăn hơn. Sau đó bạn có thể dùng muỗng vớt bỏ lòng trắng ra nhé.
Nếu đây là một nồi canh xương, hoặc canh thập cẩm, thì bạn có thể cho hết rau củ, xương thịt ra ngoài, cho lòng trắng trứng gà đun sôi trong 15 phút. Sau đó vớt hết trứng nổi lên trên bề mặt nước canh rồi lại cho phần rau củ, xương thịt vào đun lại đến khi nào ăn.
Hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, cắt lát vào, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh.
Cho một chút đường vào canh, súp, hay món hầm sẽ giúp giảm bớt vị mặn.
Cho thêm nước sẽ làm món canh bị loãng và không còn được ngon. Nhưng, nếu như dùng các mẹo trên mà canh vẫn còn mặn (do bạn cho quá nhiều muối, gia vị) thì bạn nên chấp nhận cho thêm nước vào nhé.
Bạn có thể dùng một miếng vải thưa, hoặc vải xô bọc một ít cơm chín rồi thả và nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giúp cho nồi canh của bạn sẽ giảm bớt được vị mặn.